Việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, xây dựng “lá chắn”, bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ xâm nhập của các yếu tố gây bệnh luôn là việc làm cần ưu tiên, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay.
Hệ miễn dịch của chúng ta bao gồm những tế bào chủ đạo như bạch cầu, protein, các mô, cơ quan. Tất cả tạo thành một mạng lưới vững chắc, bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây hại. Các tế bào này theo hệ tuần hoàn sẽ được đưa đi khắp cơ thể. Tại đây, các tế bào như bạch cầu sẽ có nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt những tế bào mầm bệnh có ý định xâm nhập, gây bệnh cho cơ thể.
Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ dễ dàng bị tấn công bởi các yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn..v..v.. Ngay cả những bệnh như cảm cúm thông thường cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe, chúng ta cần phải quan tâm đầu tiên tới việc tăng cường hệ miễn dịch .
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch của bạn. Một ví dụ điển hình là chế độ ăn không lành mạnh sẽ làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột, gây nên các bệnh về tiêu hóa, giảm hệ miễn dịch đường ruột.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG LÀNH MẠNH GIÚP TĂNG HỆ MIỄN DỊCH
Những người tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, đường, muối và calo dễ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính, liên quan đến mỡ máu, tim mạch, huyết áp. Mặt khác, một chế độ ăn uống giàu thực phẩm như rau, trái cây, các loại hạt, đậu, hải sản và hạn chế thức ăn chế biến sẵn giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, giảm các nguy cơ về sức khỏe.
Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng, vi khoáng và các vitamin cần thiết như vitamin D, kẽm và vitamin C cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Tình trạng này thường gặp ở những người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.
Nói chung, một chế độ ăn bổ sung chất xơ giúp cơ thể sản sinh các acid béo chuỗi ngắn (SCFAs), mà đây chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men vi khuẩn trong ruột và có lợi cho sức khỏe. Chúng giúp duy trì sức khỏe và cải thiện chức năng miễn dịch.
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin, protein, khoáng chất và các hợp chất thực vật cũng giúp giảm viêm, làm chậm quá trình oxy hóa, tổn thương tế bào. Đồng thời, một số chất khác cải thiện lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin. Tất cả những điều này đều cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh của chúng ta.
VITAMIN C HỖ TRỢ THẾ NÀO CHO HỆ THỐNG MIỄN DỊCH?
Vitamin nói chung và vitamin C nói riêng là những hợp chất hữu cơ dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho các quá trình sinh hóa của cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ nâng cao sức đề khác và chống lại bệnh tật.
Trong hệ thống miễn dịch, vitamin C có tác dụng thúc đẩy khả năng “di chuyển” của những tế bào bạch cầu. Nhờ vậy mà các tế bào bạch cầu có thể đến được mọi ngóc ngách trong cơ thể để tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh.
Tác dụng thứ hai của vitamin C phải kể đến khả năng thúc đẩy quá trình tăng sinh 2 loại bạch cầu Lympho B và Lympho T. Đây là hai loại bạch cầu đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ cơ thể không bị tái lại những loại bệnh đã mắc.
TĂNG LƯỢNG BẠCH CẦU TRONG MÁU LÀ YẾU TỐ CHỦ CHỐT GIÚP CẢI THIỆN HỆ MIỄN DỊCH CỦA CHÚNG TA.
Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng với thực bào ( một trong những loại tế bào bạch cầu của cơ thể). Đúng như cái tên, thực bào tiêu diệt tế bào mang bệnh bằng cách “nuốt chửng” và tiêu hóa chúng. Lúc này, vitamin C đóng vai trò là chất hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của thực bào. Đảm bảo cho quá trình này diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
Do lượng vitamin C bên trong cơ thể chúng ta thường không ổn định vì cơ thể không dự trữ vitamin C, và lượng vitamin C dư thừa sẽ được thải ra ngoài qua đường bài tiết. Vì vậy, bạn cần thường xuyên bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.
LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG GIÀU VITAMIN C?
Vitamin C là hợp chất hữu cơ dinh dưỡng có sẵn trong nhiều nguồn thực phẩm. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm quen thuộc giàu Vitamin C:
- Ổi: Không phải cam mà ổi mới chính là loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất. Trong một 100g ổi có thể chứa đến 200mg vitamin C, cao gấp 4 lần lượng vitamin C có trong cam. Ngoài ra, ổi còn chứa nhiều chất cần thiết khác như Vitamin A, Đồng, Mangan, Chất xơ,…
- Ớt chuông: trong 100g ớt chuông có chứa 80 đến 140mg Vitamin C. Ngoài ra, ớt chuông còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết giúp làm chậm quá trình oxy hóa
- Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại thực phẩm quen thuộc với công dụng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, chống ung thư. Trong 100g bông cải xanh có chứa đến 89 mg vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng khác như beta-carotene, vitamin B, canxi, chất xơ,…
- Dâu tây: Những quả dâu tây chứa hàm lượng vitamin C khá cao 80mg/100g dâu tây. Lượng vitamin C sẽ dồi dào nhất khi ăn sống.
- Kiwi: Kiwi là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Ngoài kali, chất chống oxy hóa và omega-3, 100 gam quả kiwi chứa khoảng 70 mg vitamin C.List Item
- Đu đủ: Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới rất quen thuộc với chúng ta. Trong 100g đu đủ có khoảng 62 mg vitamin C, caroten, flavonoid, vitamin A và axit folic
- Cam: Khi nghĩ đến vitamin C, nhiều người nghĩ ngay đến cam. Nhưng trên thực tế, cam không phải là thực phẩm giàu vitamin C nhất. 100g cam chỉ chứa khoảng 50mg vitamin C, ít hơn nhiều so với ổi, dâu tây hay đu đủ.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM GIÀU VITAMIN C
Vitamin C hiện hữu trong nhiều thành phần, nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của chúng ta. Hoàn toàn đơn giản để bạn lên những thực đơn hàng ngày giàu vitamin C, vừa giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, vừa mang đến những bữa cơm ấm áp, ngon miệng cho gia đình. Tuy nhiên, khi chế biến và bảo quản, bạn cần có một vài lưu ý để tránh cho vitamin C trong thực phẩm bị thất thoát.
- Hạn chế sử dụng muỗng, vá bằng kim loại để đảo thức ăn vì kim loại là chất xúc tác phá hủy vitamin C trong thức ăn. Thay vào đó, bạn có thể dùng muỗng, đũa gỗ để đảo nhẹ.
- Nên giữ nguyên hình dáng của rau củ khi nấu, hạn chế cắt thái chúng quá nhỏ.
- Không ngâm thực phẩm quá lâu trong nước, dùng khăn giấy để thấm khô thực phẩm vì vitamin C tan được trong nước.
- Đảm bảo lượng nước đun sôi ngập toàn bộ phần rau đang nấu vì không khí khi tiếp xúc có thể phá hủy vitamin C trong thực phẩm.
- Nên hạn chế tối đa việc dùng nhiệt để chế biến thực phẩm giàu vitamin C, vì dùng nhiệt để nấu nướng là một trong những “kẻ thù” hàng đầu phá hoại vitamin C.
LƯỢNG VITAMIN C NÊN BỐ SUNG TRONG MỘT NGÀY LÀ BAO NHIÊU?
Tuỳ vào độ tuổi, giới tính, và tình trạng cơ thể khác nhau, chúng ta có thể bổ sung từ 100mg tới 2000mg. Đây là ngưỡng an toàn của hàm lượng vitamin C bổ sung để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Mặc dù hàm lượng vitamin C khuyến nghị Recommended Dietary Allowance (RDA) là 75-90mg vitamin C/ngày đối với người trưởng thành. Nhưng hiện nay rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin C cần thiết bổ sung cho cơ thể cần phải cao hơn mức khuyến nghị để cơ thể có thể sử dụng vitamin C một cách tối ưu, đem lại tác dụng tốt cho cơ thể.
Một trong những nghiên cứu nổi bật là nghiên cứu của chuyên gia Mark Moyad và các đồng nghiệp đến từ đại học Michigan. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Alternative and Complementary Medicine năm 2010, đã được kiểm tra và chỉ ra rằng cơ thể cần khoảng 500mg vitamin C mỗi ngày để duy trì thể trạng khỏe mạnh.
BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH BỔ SUNG VITAMIN C SAO CHO ĐÚNG CHƯA?
Để tối ưu hóa khả năng hấp thu vitamin C của cơ thể, bạn không nên bổ sung vitamin C ngay sau khi ăn. Vitamin C là vitamin tan trong nước nên nó sẽ không hấp thụ tốt trong chất béo. Vì vậy, nếu chúng ta bổ sung vitamin C ngay sau bữa ăn thì những chất béo có trong bữa ăn sẽ cản trở việc hấp thu vitamin C của cơ thế. Đây cũng là lí do tại sao chúng ta nên hạn chế ăn hoa quả ngay sau bữa ăn, bởi lượng vitamin C bên trong trái cây khó được hấp thụ do không thể hòa tan trong chất béo từ bữa ăn vừa rồi.
Thời điểm tốt nhất để bổ sung vitamin C là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 60 phút. Lúc này lượng chất béo từ bữa ăn đã chuyển hóa, thuận lợi cho cơ thể hấp thu vitamin C. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi khi đói vì chúng có acid cao, dễ gây cồn cào trong dạ dày, buồn nôn khi ăn bữa chính.
Như vậy, làm thế nào để bổ sung vitamin C đúng cách?
Để thúc đẩy quá trình hấp thu vitamin C cho cơ thể và thúc đẩy bài tiết vitamin C dư thừa, chúng ta cần uống nhiều nước. Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp vitamin C hấp thụ nhanh hơn. Đồng thời, lượng vitamin C dư thừa cũng sẽ được đào thải nhanh chóng.
Bổ sung vitamin C qua thực phẩm, trái cây giàu vitamin là lựa chọn đơn giản mà vẫn đảm bảo đủ khẩu phần vitamin C cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý thời điểm bổ sung vitamin C để đảm bảo sự hấp thụ cao nhất như ở trên CODEAGE đã nhắc tới.
Ngoài ra, nếu khẩu phần dinh dưỡng không đảm bảo đủ lượng Vitamin C cần thiết để duy trì hoạt động tối ưu cho cơ thể, chúng ta có thể cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm chức năng cung cấp thêm Vitamin C. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại viên uống, viên sủi, hay dạng bột bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, khi lựa chọn bạn cần trang bị cho mình nhiều kiến thức để chọn được loại vitamin C phù hợp, hấp thụ cao và an toàn cho sức khỏe.
LỰA CHỌN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG BỔ SUNG VITAMIN C CÙNG CODEAGE
Vitamin C là một loại hợp chất hữu cơ đặc biệt dễ bị phá hủy trong môi trường acid tại dạ dày và ống tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng loại vitamin C có đặc tính chịu được môi trường acid bên trong dạ dày để cơ thể hấp thu hiệu quả hơn. Hiện nay, công nghệ màng bọc Liposome giúp bạn giải quyết được vấn đề này.
Màng bọc Liposome được Codeage áp dụng trong sản phẩm Liposomal Vitamin C có cấu tạo tương tự như màng bọc tế bào trong cơ thể chúng ta. Nhờ vào màng bọc Liposome mà dưỡng chất vitamin C bên trong được bảo vệ an toàn để đi qua dạ dày, không bị phân tán, biến đổi hay bị tiêu hủy bởi môi trường acid khắc nghiệt tại dạ dày. Đây là điểm ưu việt mà công nghệ màng bọc Liposome mang lại, vì đa phần vitamin C khi được đưa vào cơ thể đều sẽ bị phá hủy, tiêu diệt gần như ngay lập tức bởi acid trong dạ dày.
Codeage đã chắt lọc, tinh chọn những hạt hướng dương chất lượng, non-GMO, nhiều dưỡng chất nhất để tạo nên màng Phospholipids Liposome, nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người dùng.
Bổ sung vitamin C là điều cần thiết để duy trì một sức khỏe ổn định, một hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Lượng vitamin C sẽ được đào thải hàng ngày hàng giờ và không lưu giữ quá 24-48 tiếng trong cơ thể do đặc tính tan trong nước. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung vitamin C thường xuyên, từ đó duy trì được thể trạng khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng.
Nguồn: https://codeage.vn/vitamin-c-va-kha-nang-mien-dich/
Ý kiến bạn đọc